ZForum
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Go down
avatar
Admin
Admin
Tổng số bài gửi : 51
Join date : 23/06/2022
https://zforum.forumvi.com

Hơn 100 năm trước, người kinh đô Huế ăn Tết ra sao? Empty Hơn 100 năm trước, người kinh đô Huế ăn Tết ra sao?

Sat Jun 25, 2022 11:08 pm
Hơn 100 năm trước, người kinh đô Huế ăn Tết ra sao? 96361410
Một chiến dịch ở Bắc Kỳ

Tác giả: Charles Hocquard / NXB Văn học liên kết Đông A

Charles Édouard Hocquard - bác sĩ quân y Pháp - tới Việt Nam từ 1884 đến 1886. Ông đã ghi chép, chụp ảnh về cảnh vật, con người, lối sống nhiều vùng như Hải Phòng, Hà Nội, Nam Định, Lạng Sơn, Phú Thọ, Đà Nẵng, Huế… Cuốn sách không chỉ là áng văn du ký mà còn là nguồn tư liệu về nước ta cuối thế kỷ XIX.

MUA SÁCH NGAY

Thị dân và quan lại mặc lễ phục lui tới thăm viếng nhau, tặng nhau những lá thiếp lớn màu đỏ và quà cáp.

Huế vào hội từ sáng nay. Sắp đến ngày đầu năm An Nam. Người bản xứ, giàu cũng như nghèo, ngừng làm việc gần một tháng để ăn uống và giải trí.

Không buôn bán, không làm đồng, không lao dịch tẻ nhạt, người lớn, kẻ bé đều diện quần áo ngày hội. Người nghèo bán món đồ còn lại cuối cùng hoặc vay nợ để ăn chơi như câu tục ngữ An Nam: “Đầu năm phải bắt đầu cho tốt kẻo khổ cả năm” (Không rõ nguyên văn câu tục ngữ này của Việt Nam thế nào. Nhưng thông thường gần Tết thì người ta đòi nợ chứ không ai cho vay nợ - dịch giả).

Các bộ đã khóa cửa, chính phủ ngừng mọi sự vụ từ ngày 25 tháng chạp, chính quyền không ký một văn bản nào, hộp dấu được đóng lại đến ngày thứ 11 của năm mới.

Bọn vô lại, như người ta gọi là những tên danlan (không rõ là gì; có cách giải thích là “đại lãn”, chỉ kẻ quá lười) chỉ nghỉ ngơi ba lần trong 24 giờ, dành thời gian phục vụ cho các nhà giàu, nhưng đòi trả công cao...

Hơn 100 năm trước, người kinh đô Huế ăn Tết ra sao? Dai_no10
Lễ dựng nêu đón Tết do Trung tâm Bảo tồn di tích Huế tái hiện năm 2018. Ảnh: Lê Huy Hoàng Hải.

Mọi cổng ngõ đều đóng im ỉm. Nếu không có tiếng pháo Tàu nổ và tiếng các nhạc cụ thì tưởng như đây là một thành phố chết.

Thị dân và quan lại mặc lễ phục lui tới thăm viếng nhau, tặng nhau những lá thiếp lớn màu đỏ và quà cáp.

Đây cũng là ngày hội của trẻ con, chúng chúc mừng người lớn và được tặng lại tiền trong phong bao đỏ. Khắp nơi là màu đỏ, màu của niềm vui.

Trước mỗi căn nhà đều có một cành tre to để cả lá cắm dưới đất; cũng có cả những cây cột trên ngọn buộc lá dừa hoặc lông gà, đến tối treo đèn lồng đủ mọi màu sắc.

Theo tín ngưỡng dân gian, hàng năm linh hồn tổ tiên và người thân đều về với gia đình và con cháu trong dịp Tết - người An Nam gọi lễ hội đầu năm như vậy. Trồng những cây cột ấy là để các linh hồn nhận ra nhà mình mà về.

Trước ngưỡng cửa mỗi nhà, người ta dùng phấn vẽ xuống đất một cây cung đã lắp tên để ôn lại trận chiến đấu giữa Phật với quỷ. Một số người lấy xương rồng và cành cây có gai lấp hẳn cửa nhà mình để ngăn quỷ dữ vào nhà quấy phá mấy ngày Tết.

Ở tường bên trái phía ngoài cửa, người ta lập một bàn thờ nhỏ, đốt nến thắp hương cúng thần giữ cửa, những nhà giàu còn cúng cả hoa, bánh trái và thức ăn mỗi ngày hai lần (về tục trồng cây nêu và vẽ cung tên trước cửa, tác giả viết sai với sự tích của các tục này mà hầu hết người Việt Nam đều biết - dịch giả).

Nội thất được sắp xếp lại hoàn toàn, các đồ đạc đổi chỗ. Người ta treo các tràng hoa và giấy ở cuối sân để tôn vinh thần giếng.

Thầy bói được mời để cân nước và phán đoán: Hai lọ y như nhau đựng một lượng nước bằng nhau, một lọ đổ nước ngày 30, một lọ đổ nước ngày mồng một Tết, khi cân nếu lọ thứ nhất nặng hơn lọ thứ hai thì là điềm năm mới có nhiều chuyện không hay phải hết sức cẩn thận.

Trong những ngày vui này, kẻ ăn người ở là sướng nhất. Người ta kiêng không nặng lời với họ vì nếu thế sẽ phải mắng mỏ quanh năm.

Trong những ngày Tết, người An Nam ních thật nhiều thức ăn, mỗi ngày ba bữa và luôn dành một phần cúng tổ tiên, trong bếp thì luôn luôn thắp hương cúng ba vị thần cư ngụ trong ba viên đá kê bếp (Cúng Vua Bếp hay Táo Quân là từ 23 tháng chạp, không ai thắp hương trong bếp suốt mấy ngày Tết - dịch giả).
Về Đầu Trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết